Phượng Hoàng Cổ Trấn chốn bồng lai tiên cảnh có thực với vẻ đẹp hùng vĩ. Hòa quyện với sự cổ kính và lãng mạn của thành cổ. Phượng Hoàng Cổ Trấn tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình không nơi nào có được.

Nằm tại huyện Phượng Hoàng, phía tây tỉnh Hồ Nam, bên cạnh con sông Đà Giang thơ mộng. Cổ trấn hơn nghìn năm tuổi của đất Trung Hoa vẫn còn lưu giữ nguyên vẹn những dãy phố cổ, gia trang cổ kính.

THỜI ĐIỂM PHÙ HỢP NHẤT ĐI DU LỊCH PHƯỢNG HOÀNG CỔ TRẤN

Có thể nói thời tiết có 4 mùa thì cả 4 mùa tại Phượng Hoàng Cổ Trấn đều đẹp. Mỗi mùa lai có một vẻ đẹp riêng, phù hợp với thị hiếu của từng du khách.

  • Mùa xuântiết trời vẫn còn hơi se lạnh nhưng vẫn không hề ảnh hưởng đến nhịp sống của người dân nơi đây. Chính không khí tà tà sương trên dòng Đà Giang lại càng làm tăng thêm vẻ đẹp huyền bí cho cổ trấn này.

  • Mùa hè: khí hậu vô cùng mát mẻ, không nắng gắt. Mùa hè tại Phượng Hoàng Cổ Trấn chính là thời điểm lý tưởng để du khách tham gia những hoạt động ngoài trời như đi thuyền trên sông Đà Giang. Chiêm ngưỡng những ngôi nhà cổ kính trầm mặc. Và thưởng thức những món ăn hấp dẫn như bánh tép, đậu phụ thối, v.v.

  • Mùa thuPhong cảnh tại Phượng Hoàng Cổ Trấn vào mùa thu càng trở nên kiều diễm hơn bao giờ hết. Các lá vàng, đỏ rơi ngập các con đường dọc cổ trấn, tạo nên một phong cảnh nên thơ hữu tình.

  • Mùa đông: Phượng Hoàng Cổ Trấn mùa đông sẽ ngập tràn trong làn tuyết trắng xóa, nên nếu ai lỡ mê “nàng tuyết trắng” thì đừng bỏ qua thời điểm tuyệt đẹp này nhé.

Thời điểm thích hợp để bạn du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn là những tháng hè thu từ tháng 5 đến tháng 11. Đây là thời điểm khí hậu mát mẻ, cảnh quan quang đãng, thích hợp cho việc tản bộ qua những con phố cổ 1300 tuổi.

Tuy nhiên, vì đây là mùa du lịch. Du khách sẽ không tránh khỏi tình trạng đông đúc và quá tải. Đặc biệt là tuần đầu tháng 5 (kì nghỉ lễ Quốc tế Lao động). Tuần đầu tháng 10 (kì nghỉ lễ Quốc Khánh Trung Quốc) và dịp Trung Thu.

Những tháng lập đông đến đầu xuân từ tháng 11 đến tháng 2 (trước tết nguyên đán). Khí hậu tương đối khắc nghiệt. Mưa nắng thất thường và còn có thể có tuyết. Sẽ ảnh hưởng đến lịch trình du lịch của bạn.

Tuy nhiên, đây là mùa thấp điểm du lịch nên giá vé và giá phòng cũng rẻ hơn. Ít khách du lịch, giá các dịch vụ cũng rẻ hơn nhiều. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái, không bị xô bồ, ồn ã.

Đối với những bạn có kế hoạch du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn bằng tour của các Công ty lữ hành. Thời điểm này cũng là thời điểm giá tour sẽ rất rẻ vì là mùa thấp điểm du lịch. Bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều khi đặt Tour trong khoản thời gian này.

Ngoài ra, ở thời điểm này, Phượng Hoàng Cổ Trấn lại có tuyết rơi, băng tan vì thế cảnh vật rất khác lạ.

XIN VISA DU LỊCH PHƯỢNG HOÀNG CỔ TRẤN

Xin VISA đi Trung Quốc vô cùng dễ dàng và không quá mất nhiều công sức vì quan hệ láng giềng thân thiết giữa 2 quốc gia.

Nếu muốn xin tự túc thì các bạn sẽ mất khoảng một tuần. Nếu đã từng đi một số nước qua khu vực Đông Nam Á rồi thì việc xin VISA của bạn sẽ nhanh hơn.

Còn nếu chưa từng đi lần nào thì các bạn cần có hợp đồng lao động hoặc giấy chứng nhận bạn là sinh viên.

Đối với người đi làm có thu nhập:

  • Hộ chiếu bản gốc còn thời hạn trên 6 tháng.
  • Bản sao chứng minh nhân dân 2 mặt khổ A4.
  • 2 hình 4×6 nền trắng chuẩn quốc tế.
  • Số điện thoại cá nhân, nghề nghiệp, thông tin công ty đang làm.
  • Chứng minh công việc và giấy xác nhận nghỉ phép của công ty. Chứng minh tài chính lớn hơn 2000$. Thông tin vé máy bay khứ hồi.
  • Bạn cần booking khách sạn và cung cấp đầy đủ thông tin với đại sứ quán
  • Họ tên chồng, vợ, con.
  • Trẻ em dưới 16 tuổi phải có giấy khai sinh.

Về việc chứng minh tài chính. Nếu bạn chưa đủ khả năng chứng minh tài chính có thể hỏi thăm dịch vụ của một vài ngân hàng làm dịch vụ.

Bạn sẽ phải mở 1 sổ tiết kiệm tối thiểu 3 tháng. Ngân hàng sẽ cho bạn vay 50 triệu nhưng bạn không được phép rút ra. Bạn sẽ nộp phí khoản 3 triệu đồng tiền lãi. Những sau khi có visa bạn ra lại ngân hàng làm thủ tục tất toán tài khoản đó. Bạn sẽ phải chịu phí khoản 100-200k rồi lấy lại phí lúc đầu bạn nộp.

Còn về thông tin khách sạn. Các bạn lên web tìm khách sạn bất kỳ rồi lưu thông tin đúng với lịch trình của bạn rồi in ra khổ A4. Booking của bạn có thể hủy phòng miễn phí nếu đặt bằng visa còn nếu không cần visa thì không cần quan tâm nhìu.

Nếu bạn ở Tp.HCM có thể liên hệ dịch vụ tư vấn visa của Công ty Thuận Phong Travel. Tư vấn nhiệt tình, chi tiết và nhanh chóng giúp bạn. SĐT: 0903380228.

PHƯƠNG TIỆN DU LỊCH ĐẾN PHƯỢNG HOÀNG CỔ TRẤN

Máy bay

Hiện tại, từ Việt Nam chưa có đường bay thẳng tới Phượng Hoàng Cổ Trấn. Bạn có thể chọn các đường bay của các hãng hàng không để đến Trương Gia Giới hoặc các sân bay gần đó như: China Southern Airlines, Vietnam Airlines, Jetstar Pacific Airlines, v.v. Giá vé 1 chiều chưa bao gồm thuế phí trong khoảng 170 ~ 200 USD.

Bay 2 chặng từ Hà Nội – Quảng Châu và từ Quảng Châu – Trương Gia Giới. Sau đó đi xe bus từ Trương Gia Giới – Phượng Hoàng Cổ Trấn (cái này thì bắt buộc rồi nhé, vì bạn chẳng có sự lựa chọn nào khác đâu).

Tàu hỏa

Nếu đi bằng tàu hỏa, các bạn hãy lựa chọn đi từ ga Gia Lâm (Hà Nội) đến Nam Ninh. Từ Nam Ninh, các bạn lại đi tàu hỏa tiếp đến ga Cát Lợi (Trương Gia Giới). Từ Trương Gia Giới đi xe buýt là đến Phượng Hoàng Cổ Trấn.

Mua vé tàu ở ga Gia Lâm 02 chuyến:

  • Gia Lâm – Nam Ninh
  • Nam Ninh – ga Cát Thủ (Trương Gia Giới): gần 15 tiếng. Chiều đi – chiều về: giường cứng hoặc mềm (Giá: 219 – 315 tệ/người)
  • Trương Gia Giới (ga Cát Thủ) – Phượng Hoàng Cổ Trấn: 3,5 tiếng xe Bus. Giá: 80 tệ/người. Có khoảng 5 chuyến/ngày.
  • Bến xe của Phượng Hoàng Cổ Trấn – trung tâm Phượng Hoàng Cổ Trấn: Đi taxi mất 20 tệ.
  • Tuy nhiên từ bến xe đến khu phố cổ chỉ khoảng hơn 2km, đường thuận dốc nên bạn cũng có thể đi bộ.

Nếu đi theo đường này thường bạn sẽ đến Trương Gia Giới vào đêm bạn có thể ở lại chơi 1 ngày rồi đến Phượng Hoàng sau.

Lưu ý khi đi tàu:

  • Không mang theo các loại chai lọ dang xịt quá 100ml. Nếu bị thu sẽ bị mất hẳn.
  • Có thể mang theo đồ ăn nước uống lên tàu. Bạn nên mang theo mì tôm hộp vì trên tàu có nước sôi.
  • Ra ga trước 45 phút – 60 phút.
  • Luôn giữ vé và hộ chiếu thật cẩn thận.
  • Lúc vào trong nhà ga, chỗ soát vé đi vào tàu chú ý số hiệu tàu và nhìn trên bảng thông tin. Khi nào hiện số hiệu của mình lên là được xếp hàng vào tàu nhé.
  • Ở Nam Ninh để tiện cho việc ra ga tàu thì bạn nên nghỉ tại khách sạn CCINN – nằm phía bên trái ga (ngay sát luôn). Giá thuê phòng 203 tệ/ đêm (2-4 người) đã bao gồm ăn sáng.

Trường hợp bị trễ tàu:

  • Bạn nên ghi sẵn lịch tàu của ngày hôm đó. Xem lịch tàu nếu còn chuyến sau (cùng ngày) thì chạy ngay xuống quầy vé đổi qua chuyến đó (không mất phí).
  • Còn nếu đã hết chuyến của ngày hôm đó bạn nói người bán bán luôn cho vé hôm sau. Đừng chọn giờ đi ban ngà. Bạn tiếp tục chọn giờ chiều tối hoặc tối nhé tầm 5h – 8h là được (tiết kiệm thời gian hơn).
  • Vui vẻ khám phá thành phố Nam Nin. Tối bắt taxi đi khám phá Nam Ninh – qua phố Trung Sơn ăn đồ nướng siêu ngon, con phố nổi tiếng đồ ăn vặt.

Cách Book vé tàu online và mua vé trực tiếp tại Ga.

Để biết được giờ tàu chạy để căn giờ bạn lên trang web Travelchinaguide.com để xem nhé.

Cách 1: Mua từ nhà trước online trên trang: Travelchinaguide.com.

Nhớ chọn giờ tàu muộn nhất trong ngày. Với cách này thì sau khi đặt vé trên web và thanh toán thành công bạn nhớ chụp lại màn hình.

Tới ga rẽ phải xuống hầm chỗ bán vé, đi vào quầy đầu tiên bên trái dành cho người nước ngoài. Đưa ảnh chụp màn hình vé và Passport là họ sẽ tự hiểu và in vé ra cho mình, tới giờ tàu chạy là đi thôi .

Cách 2: Mua trực tiếp tại Ga (nếu không đảm bảo tới đúng giờ, mình khuyên bạn rất nên chọn cách này rất chủ động).

Thông thường sẽ chọn giường nằm thôi vì 15 tiếng đi tàu thì sẽ ít người chọn ghế lắm.

Có 2 loại giường nằm là Sorf và Hard (mềm và cứng)

  • Giường nằm mềm: là khoang 4 giường như tàu ở Việt Nam. Phòng khép kín, có chăn ga gối đệm đầy đủ, êm ái, ấm áp và kèm nước lọc. Giá vé khoảng 230 tệ /người.
  • Giường nằm cứng: Là khoang 6 giường . Vẫn có đệm và chăn ga gối như bên khoang 4. Nhưng phòng không có cửa, liền các phòng khác nên khá ồn ào. Không có nước lọc đi kèm. Giá vé càng ở tầng cao thì sẽ rẻ hơn tầng thấp.
  • Khi lên tàu họ sẽ đổi vé của mình bằng 1 chiếc thẻ cứng (như thẻ ATM). Bạn phải giữ thẻ cho đến khi xuống tàu được đổi lại và giữ vé cho đến khi rời hẳn ga tàu. Không được làm mất thứ gì tránh gây rắc rối khi không biết tiếng.

Ô tô

Ô tô là phương tiện được mọi người ưa chuộng nhất. Tuy nhiên, con đường đến Phượng Hoàng Cổ Trấn sẽ phức tạp hơn rất nhiều.

Các bạn đi ô tô từ Hà Nội tới Cửa Khẩu Hữu Nghị. Đến Cửa Khẩu Hữu Nghị thì các bạn sẽ đi xe điện đến chỗ làm thủ tục nhập cảnh.

Giống như việc đi sang 1 nước khác bằng máy bay, họ sẽ phát cho bạn 1 tờ khai nhập cảnh. Tờ khai có sẵn ở bàn gần quầy nhập cảnh, bạn chỉ cần lấy bút và mở hộ chiếu ra chép thông tin thôi.

Nhập cảnh xong, các bạn đi bộ 10 phút ra chỗ bến xe. Hoặc đi xe điện mất khoản 20k tiền Viêt. Sau đó đón xe đi từ Cửa Khẩu Trung Quốc đến Ga Nam Ninh.

  • Xe Ninh quỳnh Hà Nội- cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn): xe Limousine 9 chỗ ngồi, rộng rãi.
  • Giá: 200 – 250k/người.
  • Xuất phát: 7am đến 10.30am ( đi lâu do đường sửa)
  • Số điện thoại đăt xe: 025-6555999 – 0987108108

Hoặc bạn có thể đón xe Tiệp Mai đón khách tạ số nhà 88 Yên Phụ. Xe xuất bến lúc 5h sáng và đây là chuyến xe khởi hành sớm nhất từ Hà Nội.

Xe trả bạn ở khu vực ăn uống ở cửa khẩu Hữu Nghị. Từ đây bạn sẽ phải đi xe điện (12.000/người) để sang bên làm thủ tục xuất cảnh.

Ở đây, có sẵn tờ khai gần quầy nhập cảnh, bạn chỉ cần lấy bút và mở hộ chiếu ra chép thông tin thôi. Ra khỏi cửa nhập cảnh TQ bạn có thể đi bộ 10′ ra đến bến xe, hoặc đi xe điện mất khoảng 20.000 VND.

  • Xe đi từ cửa khẩu TQ – ga tàu Nam Ninh: (giờ Trung Quốc). Xuất phát lúc 12h30 và đến nơi lúc 16h00.

Có 2 loại xe tùy vào tình hình tài chính và số lượng người trong nhóm. Nếu bạn đi riêng lẻ có thể chọn xe đi chung 12 chỗ giá 110 tệ/người. Nếu bạn đi theo nhóm nên bao nguyên xe giá khoản 450 tệ/xe. Bạn có thể liên hệ Mr. Ngọc: 0968607992 để đặt xe trước (tải wechat đễ dễ liên hệ nhé).

Đến Trương Gia Giới, bạn cần 80 tệ đi xe và mất 3,5 tiếng để đi xe bus tới Phượng Hoàng Cổ Trấn. Từ bến xe Phượng Hoàng Cổ Trấn đến trung tâm đi taxi khoản 20 tệ.

Tuy nhiên từ bến xe đến khu phố cổ chỉ khoảng hơn 2km, đường thuận dốc nên bạn cũng có thể đi bộ.

LIÊN LẠC NHƯ THẾ NÀO KHI DU LỊCH PHƯỢNG HOÀNG CỔ TRẤN

Hãy mua ngay 1 sim 3G/4G Trung Quốc khi ra khỏi cửa bên phía TQ nhé. Giá: 170k/ sim 3G có sẵn 50 tệ trong tài khoản.

Nhờ người ta đăng kí giúp mình 3G luôn, nếu có thể bạn nên nạp thêm khoảng 50 tệ nữa mới đủ dùng. Người bán hàng có nhiều người Việt Nam nên tha hồ hỏi và nhờ vả.

Wifi phủ sóng khắp nơi kể cả ga tàu hay bến xe cũng có wifi. Muốn hỏi mật khẩu mà không biết tiếng thì cứ bật phần tìm kiếm wifi lên rồi chỉ vào là người ta cho mật khẩu luôn không giấu giếm gì cả.

Kể cả đi tới Phượng Hoàng cổ trấn đi tới đâu là wifi hiện lên tới đó (mà bên đó hay lấy mật khẩu 88888888 lắm)

KHÁCH SẠN

  • Trương Gia Giới: Các bạn nên book phòng trước vì ở đây không nhìn thấy khách sạn nhiều như Phượng Hoàng Cổ Trấn. Lên Booking.com để book phòng. Không cần thanh toán trước và miễn phí huỷ phòng. Kể cả bạn tới muộn cũng không mất phí gì cả. Khách sạn tại Trương Gia Giới: 133 -153 tệ /người/2 đêm.

  • Ở Phượng Hoàng Cổ Trấn các bạn nên đến và lựa chọn chứ không nên book phòng trước. Vì ở đây chỗ nghỉ san sát nhau, đến trực tiếp xem phòng xong tự chọn view, chỗ nào đẹp nhất thì ở thôi.

ĐỔI TIỀN

  • Đổi toàn bộ tiền Trung Quốc trước khi đi bạn nhé  hoặc nếu ko kịp thì đổi tiền lúc tới cửa khẩu cũng được.
  • Đừng chủ quan để sang Trung Quốc rồi mới đi đổi vì bên đó người ta chỉ nhận đổi đô la sang tiền Trung tại Bank of China (ngân hàng Trung Quốc) chứ không nhận tiền Việt đâu nha.
  • Đổi 1 tệ = 3,2 nghìn. Hoặc đổi tiền bằng cách rút qua thẻ visa 68USD = 1,5 triệu VND = 465 tệ.

NHỮNG ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH PHƯỢNG HOÀNG CỔ TRẤN

Trương Gia Giới

Du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn thì không thể nào bỏ qua Trương Gia Giới được. Trương Gia Giới nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Hồ Nam. Giữa khu vực nhô lên của vùng cao nguyên hai tỉnh Vân Nam, Quý Châu và vùng trũng xuống của hồ Động Đình.

Chính điều này đã góp phần tạo nên cảnh đẹp thần tiên, từ núi non, sông nước hữu tình đến những thung lũng nên thơ, khu rừng nguyên sinh hoang dã. Đặc biệt, với rừng đá sa thạch hùng vĩ, nơi đây còn được mệnh danh là “Pandora trên trái đất”.

Cách khu vực trung tâm của Trương Gia Giới khoảng 20 phút lái xe, đây là công viên tự nhiên, bởi có hơn 3.000 cột và vách đá, với cột cao 800m.

Giữa các cột đá là những hang động và khe núi, suối, cây bản địa, nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật khí hậu ôn đới. Tới đây bạn dường như lạc vào một nơi ngỡ như không phải trên trái đất  với rừng đá sa thạch hùng vĩ.

Rừng quốc gia Trương Gia Giới

Nằm cách thành phố Trương Gia Giới chừng 45 phút đi xe bus (vé 20 tệ/người). Vé vào cửa là 245 tệ/người (bao gồm cả xe bus đưa đón giữa các điểm tham quan chính) + tiền cáp treo.

Khi vào bằng Cổng chính Rừng quốc gia, về bằng Cổng Vũ Lăng Nguyên. Vì di chuyển không gần, rừng lại rất rộng nên bạn phải ngủ lại một đêm ở đây.

Các khu chính ở Trương Gia Giới:

  • Dương Gia Giới (Yangjiajie -杨家界): Có thể lên bằng cáp treo với giá 80 tệ/người/lượt. Ga cáp treo gần cổng vào chính. Bạn có thể tìm đường lên Natural Great Wall, Ô Long Trại và Tianbo House để ngắm hoàng hôn.
  • Viên Gia Giới (Yuanjiajie -袁家界): Khu nổi tiếng và đông khách tham quan nhất ở đây vì có đỉnh Hallelujah hay còn gọi là đỉnh Avatar. Ngoài ra còn có những điểm ngắm cảnh như Mê Hồn Đài, Thiên Hạ Đệ nhất cầu, thang máy Bái Long từ đỉnh núi xuống (một chiều đi có giá 72 CNY/người)

Lưu ý: mỗi lần thang chở 20 người nên cố chọn là người ở đầu lượt là tốt nhất sẽ được đứng gần cửa kính mới tận hưởng được sự kỳ thú.

  • Thiên Tử Sơn (Tianzishan -天子山): Cũng là khu đông và cảnh quan đẹp với nhiều platform ngắm cảnh. Cáp treo khu này không được cho phép hoạt động nữa nên nếu xuống tham quan 10 Mile Nature Galery sẽ phải đi bộ tầm hơn 1000 bậc hoặc ngồi kiệu (dịch vụ).

Ngoài ra còn có các điểm tham quan sau:

  • Suối Golden Whip Stream.
  • Laowuchang: khu ruộng bậc thang.
  • Khác: Ngoài ra ở TGG còn có một số điểm tham quan khác như hồ Baofeng, hang Rồng vàng
  • Phượng Hoàng Cổ Trấn (Fenghuang Cheng -凤凰县): Cũng như ở các thị trấn cổ khác, khu phố cổ sẽ bị chặn, có các trạm soát vé. Vé tham quan là 148CNY/người/48h.

Thiên Môn Sơn

Thiên Môn là một trong những ngọn núi tuyệt đẹp cũng như đặc biệt nhất Trương Gia Giới. Để lên được tới đỉnh, du khách phải đi hết con đường dài 11 km uốn lượn quanh núi.

Con đường này khá dốc, tăng độ cao từ 200 m lên tới 1.300 m với 99 khúc cua ngoằn ngoèo tới chóng mặt. Tuy nhiên, hệ thống cáp treo phần nào giúp du khách nhanh chóng đến gần hơn với Cổng trời.

Tới chân núi mới được nửa hành trình, muốn lên tới Cổng Trời du khách phải leo 999 bậc thang bằng đá, thẳng đứng, chia làm 3 làn, có tay vịn.

Gian nan là vậy nhưng ngay khi đặt chân lên tới đỉnh, cả một khung cảnh bồng lai như ở cõi Phật hiện ra trước mắt khiến ai ai cũng cảm thấy mãn nguyện.

Du khách được tham quan ngôi đền Thiên Môn Sơn có lịch sử từ hàng ngàn năm trước, dâng lên những nén nhang cầu mong an lành.

Vé vào cửa (bao gồm cáp treo lên đỉnh núi, xe bus đi về) là 258 tệ/người/1 ngày. Đây chính là khu có Cổng trời nơi đã có 3 máy bay bay chui qua, cầu đáy kính nổi tiếng (vé vào là 10 tệ/người).

Bắc Môn Cổ Thành

Bắc Môn Cổ Thành, hay còn được người dân nơi đây gọi là Tòa Tháp Phía Bắc. Nằm ở phía Bắc của Phượng Hoàng Cổ Trấn được xây dựng dưới thời nhà Minh, là một trong những di sản văn hóa được nhà nước công nhận.

Tòa tháp này là một công trình lâu đời gắn liền với những thăng trầm lịch sử của Phượng Hoàng Cổ Trấn và đời sống tinh thần của người dân nơi đây.

Hiện nay tòa tháp vẫn được trùng tu và bảo tồn rất tốt, có thể thấy được tầm quan trọng của nó đối với việc gìn giữ những giá trị văn hóa cổ xưa của Trung Hoa.

Check-in những cây cầu đẹp như truyện cổ tích

  • Cầu Hồng Kiều

Hồng Kiều được xây dựng vào cuối thời Minh, đầu thời Thanh – cách đây cũng đã hơn 300 – năm chủ yếu bằng vật liệu gỗ và đá.

Cầu được xây với lối kiến trúc cổ, bao gồm hai tầng: tầng 1 chủ yếu dùng để đi lại lưu thông giữa hai bên bờ; tầng trên được xây dựng với mục đích dùng làm chỗ vãng cảnh và thờ tự.

Điểm độc đáo là bên cạnh cây cầu chính nối hai bên bờ sông với bốn trụ đá, du khách có thể đi trên cây cầu đá nhỏ hơn trực tiếp dẫn đến tầng hai của Lầu.

Chính hai cây cầu đá xếp chồng lên nhau đã tạo nên nét đặc sắc trong kiến trúc của Lầu Phong Thúy Hồng Kiều.

  • Tuyết Kiều

Tuyết Kiều là một trong bốn cây cầu “Tuyết – Vũ – Vụ – Phong” do họa sĩ đương đại xuất chúng Hoàng Vĩnh Ngọc thiết kế và bỏ vốn đầu tư.

Bởi Phượng Hoàng cổ trấn không chỉ là nơi lưu giữ những ký ức tuổi thơ hạnh phúc mà còn là nguồn cảm hứng bất tận trên con đường sáng tác nghệ thuật của ông.

  • Phong Kiều

Phong Kiều tạo được dấu ấn nhờ khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp bao quanh. Trên nền rừng núi xanh ngắt xa xa và những ngôi nhà gỗ nâu đỏ ngay phía sau.

Cây cầu nổi bật với nền đá trắng và mái nâu rêu phong, vừa hiên ngang phóng khoáng lại đượm chút trầm ngâm, thật phù hợp với cái tên của mình.

  • Vụ Kiều

Vụ Kiều trong những ngày trời mù sương, cây cầu như ẩn như hiện tựa ảo ảnh, thấp thoáng có bóng thuyền lướt trên mặt sông mà như đạp mây cưỡi gió, đưa du khách đến chốn tiên cảnh.

  • Cầu Gỗ

Cầu gỗ là một cây cầu mang dáng dấp dân dã, truyền thống nhất. Được xây dựng rất mộc mạc từ những mảnh gỗ ghép lại bắc qua sông.

  • Cầu Đá Nhảy

Cầu đá nhảy được xây dựng vào năm Khang Hy thứ 43 là một trong những địa điểm được du khách check-in nhiều nhất

Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử cầu đá nhảy lại được khôi phục nguyên vẹn và bảo tồn như một phần không thể thiếu trong bức tranh lịch sử của trấn cổ bên dòng Đà Giang.

Các Con Phố Cổ

Ở Phượng Hoàng Cổ Trấn, nếu phải chọn một khoảng thời gian đẹp nhất trong ngày thì thật khó vì nét quyến rũ của thị trấn nhỏ này thay đổi từng khoảnh khắc.

Buổi sáng, bạn hãy dậy thật sớm và chạy bộ dọc bờ sông Đà Giang, cái se lạnh của sáng sớm sẽ khiến bạn phải rùng mình.

Bạn sẽ bắt gặp cảnh tượng sương giăng mờ kín trên Đà Giang, mọi thứ đều hiện lên mờ ảo như trong truyện cổ tích vậy.

Khi trời hửng nắng, bạnh hãy xách chiếc máy ảnh lên, lang thang khắp trấn cổ và bắt ngay những khoảnh khắc ấn tượng.

Bạn cũng có thể len lỏi vào sạp bán đồ mỹ nghệ hoặc thổ cẩm của dân tộc Thổ. Lựa cho mình một chiếc áo, túi, thảm thổ cẩm.

Hoặc những sản phẩm mỹ nghệ bé xinh làm quà lưu niệm. Đương nhiên, những sản phẩm dệt từng là cống phẩm tiến vua này, nếu tặng cho bạn bè thì càng trở nên đặc biệt.

Buổi chiều, bạn hãy dành thời gian ngồi trên cầu Hồng Kiều uống chén trà thanh tao, ăn đôi ba cái kẹo gừng và lắng nghe những bài dân ca không tên. Nếu không muốn ngồi một chỗ, hãy cùng người dân ở đây ra sông giặt quần áo.

Tại Phượng Hoàng cổ trấn, người ta vẫn dùng chày gỗ để giặt quần áo. Cứ chiều chiều, các bà các chị rủ nhau ra sông, vừa dùng lực đập quần áo, vừa cười nói hồ hởi.

Người dân trấn cổ, tuy tránh xa chốn đèn hoa giăng lối tấp nập, vẫn náo nhiệt, vui vẻ chẳng kém chốn phồn hoa đô thị.

Chiều tắt nắng, hoàng hôn buông xuống, Phượng hoàng cổ trấn như một bức tranh thuỷ mặc.

Tối đến, đèn lồng giăng khắp các ngõ ngách khiến cả cổ trấn như sáng bừng lên lộng lẫy.

Nếu ai đã từng xem “Đèn lồng treo ở trên cao” của đạo diễn Trương Nghệ Mưu. Sẽ có cảm giác như mình đang được đóng một vai diễn trong phim trường cổ trang vậy.

Sông Đà Giang

Sông Đà Giang chính là linh hồn của Cổ Trấn với khung cảnh ô cùng nên thơ. Dọc 2 bên bờ sông là những ngôi nhà có kiến trúc lịch sử, cổ kính.

Dịch vụ du thuyền trên sông Đà Giang, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng trọn vẹn khung cảnh người dân địa phương sinh hoạt giống như những bộ phim cổ xưa của Trung Quốc trên tivi.

Mỗi một mùa sông Đà Giang lại khoát lên mình vẻ đẹp riêng. Mùa Xuân những làn sương mờ ảo trắng xóa như chốn tiên cảnh. Còn vào mùa hè những tia nắng lung linh chiếu xuống dòng sông xanh ngắt.

NHỮNG MÓN ĂN PHẢI THỬ KHI DU LỊCH PHƯỢNG HOÀNG CỔ TRẤN

  • Lẩu cá cay

Lẩu cá cay là đặc sản quen thuộc của Phượng Hoàng Cổ Trấn. Cá được đánh bắt từ con sông Đà Giang ngay thị trấn và được chế biến ngay khi vừa vớt lên nên vẫn giữ nguyên được vị ngọt, thịt rất dai và bùi.

Vì khí hậu ở Phượng Hoàng Cổ Trấn se se lạnh nên các món ăn ở đây hầu như đều cay. Một điều bạn nên biết là, không giống như ở Việt Nam, khi ăn lẩu, chúng ta thường ăn kèm với mì/bún/phở… nhưng ở Phượng Hoàng Cổ Trấn, lẩu cá cay sẽ được ăn kèm với cơm trắng.

Một phần lẩu cay khoảng 60-90 tệ/nồi dành cho 2 người. Có cơm trắng đi kèm. Bạn có thể gọi thêm rau xào ăn cùng lẩu.

Ở Phượng Hoàng Cổ Trấn, bát mì  thơm ngọt vị thịt xương và nghi ngút khói tỏa mùi vị rất đặc trưng. Các bạn nên ghé để thưởng thức, quán nào càng nhỏ, càng cổ thì mì sẽ càng ngon.

Mì ở Phượng Hoàng Cổ Trấn khá đa dạng với 3 kiểu mì chính: mì sủi cảo, mì hoành thánh và mì sợi. Vì thế khi gọi món bạn phải chỉ đích danh kiểu mì để không nhầm lẫn.

  • Tàu hũ thối

Món đậu phụ thối bình thường chỉ ngâm trong nước muối 5-10 ngày. Còn đậu phụ Hồ Nam lại được ủ đến 15 ngày. Do thời gian ủ dài hơn mà món đậu phụ thối này trở nên thơm bùi và béo ngậy.

Đậu phụ được chiên giòn bằng dầu cây trà trên lửa nhỏ, rồi cho thêm dầu mè và sốt tương ớt. Đây là món ăn ở Phượng Hoàng Cổ Trấn khiến các du khách nước ngoài phải ngại ngùng khi thưởng thức nhưng lại nhớ mãi.

  • Vịt hầm tiết, gạo nếp

Vịt hầm tiết tiết, gạo nếp là món ăn đặc sắc không chỉ nổi tiếng ở vùng Tương Tây mà còn trong Phượng Hoàng cổ trấn. Chắc cũng bởi thời tiết se lạnh của cổ trấn, sì sụp bát súp vịt hầm đã trở thành một món ăn yêu thích của thực khách.

Cách chế biến món ăn này có phần hơi cầu kỳ. Đầu tiên, ngâm gạo nếp trong nước rồi đổ vào bát. Tiếp theo, trộn đều gạo với tiết, hấp cách thủy và cắt thành nhiều miếng trước khi chiên bằng dầu nóng.

Trong lúc chiên gạo nếp trộn tiết, người ta tranh thủ hầm vịt. Khi vịt có vẻ nhừ, họ nhồi gạo nếp trộn tiết vào trong, thêm thắt một chút gia vị và hầm thêm một chút cho tới khi vịt chuyển màu vàng nhạt là ăn được.

  • Cơm ống tre:  cơm hấp trong ống tre, bên trên phủ xá xíu, hoặc ngô, có vị rất thơm, gây nghiện…
  • Bánh bao trứng kho, bánh chẻo, sữa đậu: Bao lần đi vẫn không lần nào là không dừng lại để thưởng thức, bánh có nhân đậm đà, vị rất riêng.
  • Cafe:  Café ở đây có nét café tây ban nha, khoảng 28-30 tệ/ cốc các vị capuchino, latte, machiato…
  • Bia: Uống bia Trung Quốc tại các quán bar dpjc song mở muộn đem lại kỷ niệm khó quên. Bia rất nhẹ như Tsing hợp khi nhâm nhi cùng đồ nướng.

Ăn vặt: đồ vỉa hè ở Phượng Hoàng Cổ Trấn thì nhiều vô kể, nhưng có món bạn nhất định phải ăn là:

  • Món bánh tép 5 tệ/cái. Tép tươi từ sông Đà Giang lên và rán cùng với trứng, hành và bột thơm lừng cùng ít ớt trưng.

 

  • Xúc xích tươi, đồ thịt khô, lạp xưởng: Hấp dẫn với vị đậm, ngọt.

  • Kẹo lạc, cua chiên, đồ viên chiên…

  • Kẹo, bánh, trà làm từ hoa hồng: đây là đồ ăn đặc biệt nhất chỉ ở đây có: vỏ bánh giòn tan, nhân mứt hoa thơm phức. Bạn có thể mua về làm quà nữa nhé.

NHỮNG LƯU Ý KHI DU LỊCH PHƯỢNG HOÀNG CỔ TRẤN

  • Các bạn nên đổi dư tiền, tiêu không hết có thể đổi lại khi về. Ở trấn Phượng Hoàng có rất ít cây ATM. Và cũng không nhận thẻ tín dụng khi mua đồ hay ăn uống.
  • Trung Quốc không dùng phổ biến tiếng Anh. Hầu như là dùng tiếng phổ thông. Nếu không biết tiếng, bạn dùng cử chỉ để ra hiệu cũng được. Tải app PLECO (từ điển Trung có sẵn để tra từ, sau đó đưa cho người bản xứ nhìn thay cho việc diễn tả).
  • Tải app BETTERNET để dùng facebook và viber, vì ở Trung Quốc chặn mạng quốc tế.
  • Phải mặc cả. Bạn chắc chắn sẽ được giảm giá.

Tải về các ứng dụng cần thiết để du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn.

  • Betternet/VPN: Để truy cập Google & các trang Mạng xã hội như Youtube, Facebook, Instagram. Do Trung Quốc chỉ sử dụng tiếng Trung & chặn các trang này.
  • Pleco: Từ điển tiếng Trung để hỗ trợ giao tiếp phòng khi cấp bách
  • Wechat: Phần mềm chat phổ biến nhất tại Trung Quốc. SIM Trung Quốc 100 Tệ nhưng cước 4G đắt nên không hữu dụng lắm. Chủ yếu là dùng wifi công cộng và tại khách sạn.
  • VSCO, Analog, Ulike: phần mềm chỉnh ảnh để có những bức ảnh nghìn like tại Phượng Hoàng Cổ Trấn.

Mi Vida Travel chúc bạn có một chuyến du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn thật tuyệt vời.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here